Máy Lạnh Miền Bắc

Máy Lạnh Miền Bắc
Bán Máy Lạnh Với Giá Sỉ

Phóng sự du học nước ngoài giới trẻ Việt - Chủ đề du học sinh sau khi học xong nên về hay ở lại dưới góc nhìn của tác giả Châu Hồng Lĩnh tuy đã 10 năm nhưng đến nay vẫn mang giá trị thời sự.
tu lanh sanyo 180l

Để cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau, chúng tôi đưa ý kiến này, và mời các bạn cùng tranh luận với bạn Lĩnh.
==================================
Xem thêm: Chi phí du học Hàn Quốc 2016
==================================
Sống ở trên đời nên biết mình là ai


Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có người bảo: "Hỏi gì mà lạ thế?". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, theo nhiều cách: được mời đi do tài năng, do có "cách" xin học bổng, do cơ quan nhà nước hay trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Nhưng dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng, rằng mình chỉ là người đi học. Học ở trường là bước đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận để sau này các bạn ra trường đi làm. Chứ không phải cứ tốt nghiệp, có cái bằng là các bạn đã thành nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép.

Giữa học ở trường và thực tế là... khoảng cách

Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là cả khoảng cách... một trời một vực.

Để nhận xét đó có trọng lượng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ "trực quan sinh động". H., ông anh quen biết của tôi, được giải Toán quốc tế 1 năm nào đó (cũng lâu lắm rồi nên tôi không nhớ chính xác). Sau khi đoạt giải, anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D Kinh tế. Ngày đặt chân vào Harvard, anh tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của anh "trên mức tuyệt vời". Luận văn ra trường của anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa thán phục. Rất tự tin, anh ôm hồ sơ lên một công ty Thị trường chứng khoán của người Do thái ở New York để xin việc. Hôm phỏng vấn, anh được đưa một model - mà hàng ngày công ty vẫn dùng dự báo Chứng khoán - để phân tích. Lúc đó anh chưa nghĩ ra, ba ngày sau lên gặp họ lại vẫn nghĩ chưa ra. Tuy thế, công ty vẫn nhận với lý do "Dù anh nghĩ không ra, nhưng thấy anh có khả năng tư duy, nên chúng tôi tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy không lại được với những người kinh doanh trong thực tế, anh bỏ về Việt Nam kinh doanh, bây giờ là một triệu phú tiền "đôla" khá nổi tiếng.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?

"Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc"

Ngay cả giáo sư đi làm dự án (project) cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy "tiền tươi, thóc thật" cũng chưa phải ai cũng thành công. Như có một giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Kết quả, phần mềm làm chưa tốt, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu chính ông đã bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn... máy bay hành khách".

Vì thế, đừng nên tự nghĩ mình là nhân tài khi mới học được ít chữ trong trường, được tấm bằng. Tại sao chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chưa nói là cho Tổ quốc, mới được các công ty nước ngoài chào mời công việc với lương mấy chục ngàn một năm, mà đã ra điều kiện về nước phải có chỗ làm thật tốt, được làm "lãnh đạo", đòi được đãi ngộ. Trong khi đất nước còn khó khăn, nhân dân còn nghèo... Phải chăng, chúng ta nên học theo cố Tổng thống Mỹ Kennedy "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."

Nếu học ở Tây về mà không thể tìm được việc gì "xứng đáng" để làm rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên... ở lại Tây.

Tất nhiên, du học có năm bảy đường, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo:

I. Các trường hợp nên ở lại

Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng... kẹt. Các bạn này nên ở lại đi làm kiếm tiền trả nợ, tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.

Những người học những ngành quá "cao siêu": Những ngành như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics... thì có lẽ chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, chưa biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có đất để "dụng võ". Chưa kể, về một thời gian thì kiến thức sẽ bị mai một. Nếu đến lúc Việt Nam có nhu cầu phóng tên lửa, hoặc muốn làm máy bay... thì kiến thức của các bạn đã lạc hậu, sẽ không cống hiến được nữa.

Những người không đủ khả năng: Nhiều người "kém cỏi" mà do may mắn, hoặc có "bí quyết riêng" nên được cử đi học thì nếu không thích có thể... ở lại, vì có về cũng chưa chắc đã đóng góp được gì cho đất nước.

Những người "chưa thật biết rõ mình": Có những người đi du học, thậm chí tại những trường top của thế giới, nhưng thật ra năng lực chưa đủ, mà vì "Quỹ học bổng tài trợ cho họ xin + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển + điểm khu vực. Ra nước ngoài, họ đã học rất chật vật, hết năm này qua năm khác. Để lâu quá sẽ tốn tiền học bổng nên rồi họ cũng được tốt nghiệp, dù có nhiều điểm phải "vớt". Nhưng họ lại không biết điều đó, vẫn nghĩ mình thật sự giỏi, vẫn đòi phải được "đãi ngộ" xứng đáng. Họ còn thích nói những chuyện "đao to búa lớn", chuyện quốc gia đại sự. Như thế, có về cũng thật khó tìm được chỗ làm... tương xứng.

I. Các trường hợp nên về:

Học ngành kinh tế: Đất nước đang thật sự phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi. Đừng lo học kinh tế bên nước ngoài rồi về nhà không áp dụng được. Không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được.

Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường... Chỉ như thế đã là đóng góp to lớn cho đất nước rồi.

Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nhất định nên về để cùng góp phần quy hoạch đất nước ta cho thật sự xứng đáng là "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ". Thật buồn khi quê ta có những kiến trúc kiểu "Em ơi Hà Nội chóp", dự án trùng tu bằng cách thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, hay có những ý kiến đòi thay nước Hồ Gươm, đòi đập khu phố cổ Hà Nội...

Các bạn khá giả và có sẵn cơ sở kinh doanh hay những quan hệ tốt ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD), nên về mà "tiếp bước bố mẹ", chứ ở lại làm gì?

Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn những người cứ hô hào yêu nước thương nòi, hô hào hy sinh - cống hiến đi, có khi cũng nên bình tĩnh xem xét lại xem mình đã đóng góp được gì chưa? Bởi, giữa nói và làm vẫn còn nhiều khoảng cách.

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
Máy Lạnh Xuất Nhập Khẩu ™ © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top