Máy Lạnh Miền Bắc

Máy Lạnh Miền Bắc
Bán Máy Lạnh Với Giá Sỉ

Đưa lịch sử Hoàng Sa Trường Sa giảng dạy là cấp báchĐó là chia sẻ của GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tại lớp tập huấn về phương pháp biên soạn Lịch sử Việt Nam.
Lớp tập huấn này được tổ chức tại ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM ngày 16/12.
chi phí du học hàn quốc
Theo GS Phan Huy Lê, hiện những kiến thức lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mới chỉ có trong một số chương trình bồi dưỡng dành cho giáo viên, nhưng chưa có tài liệu chính thức nào trong sách giáo khoa. Theo lộ trình cũng chưa thể đưa kịp vào chương trình sách giáo khoa đổi mới.
Khẩn trương đưa lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa vào học
Ảnh: Tuổi Trẻ.
“Tuy nhiên, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có những thống nhất với Bộ GD&ĐT để đưa nội dung này vào phần tích hợp giữa môn Địa lý và Lịch sử. Theo đó, những kiến thức lịch sử về xác lập hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quá trình đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của dân tộc sẽ được bổ sung, tích hợp thành một phần riêng dựa trên nền tảng những kiến thức địa lý về Biển Đông có sẵn trong sách giáo khoa. Vấn đề này phải cập nhật ngay, không thể chậm trễ” - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Hiện nay một số tỉnh, thành phố ven biển đã đưa vào chương trình học những kiến thức mở rộng về biển đảo, lịch sử xác lập và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ở địa phương.
“Trên thực tế, đây là nội dung rất quan trọng, nhất thiết phải trang bị cho lớp trẻ, bởi vấn đề này không đơn thuần thuộc về lịch sử, quá khứ mà là vấn đề mang tính thời sự cao. Giới trẻ lớn lên, dù ở vị trí nào cũng có quyền được tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo nước nhà. Đó là phần không thể thiếu để giới trẻ hoàn thành trách nhiệm công dân, khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Do đó, việc tích hợp này cần sớm áp dụng trên phạm vi toàn quốc” - GS Phan Huy Lê cho biết thêm.
GS Phan Huy Lê khẳng định, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT cũng đã nhất trí những điểm chung về tiến trình tích hợp, phân hóa môn Lịch sử.
Phương án tích hợp sẽ được triển khai nhiều ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên. Theo đó, môn lịch sử được tích hợp vào hai môn “cuộc sống quanh ta” và “tìm hiểu xã hội” ở bậc tiểu học.
Ở bậc THCS, bộ môn về khoa học xã hội sẽ được tách thành hai môn Lịch sử và Địa lý. Đối với bậc THPT, ngoài những học sinh lựa chọn học môn lịch sử (nội dung kiến thức nâng cao), những học sinh còn lại bắt buộc phải lựa chọn môn sử địa (nội dung kiến thức cơ bản).
GS Phan Huy Lê khẳng định: “Vấn đề cấp thiết nhất là phải cải cách tình trạng giảng dạy môn lịch sử làm sao cho thật sinh động, hấp dẫn học sinh”.
Theo Hải Quân/Tuổi Trẻ

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 
Máy Lạnh Xuất Nhập Khẩu ™ © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top